Thứ nhất: Tránh uống bia rượu
Người bệnh đái tháo đường type 2 khi dùng bia rượu có thể gặp nhiều tác hại nghiêm trọng do ảnh hưởng của rượu bia đến đường huyết và các cơ quan trong cơ thể. Dưới đây là những tác hại chính:
1. Rối loạn đường huyết
-Hạ đường huyết:
– Uống rượu khi đói hoặc kết hợp với thuốc hạ đường huyết/insulin có thể làm giảm lượng đường trong máu đột ngột, gây chóng mặt, mệt mỏi hoặc thậm chí hôn mê.
– Rượu ức chế gan giải phóng glucose dự trữ, làm tăng nguy cơ hạ đường huyết, đặc biệt trong vòng 24 giờ sau uống.
-Tăng đường huyết:
– Nhiều loại bia và rượu ngọt chứa lượng carbohydrate cao, làm tăng đường huyết không kiểm soát. Khi uống bia rượu kích ăn nhiều hơn làm nguy cơ tăng đường huyết.
2. Gây tổn thương các cơ quan quan trọng
– Tổn thương gan:
– Rượu làm tăng gánh nặng cho gan, cơ quan vốn đã quan trọng trong chuyển hóa glucose. Điều này làm tăng nguy cơ xơ gan, gan nhiễm mỡ.
– Tổn thương thận:
– Ảnh hưởng đến khả năng thải độc của thận, làm nặng thêm nguy cơ biến chứng thận do đái tháo đường.
-Tổn thương mạch máu và thần kinh:
– Rượu làm tổn hại mạch máu, tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đẩy nhanh biến chứng thần kinh ngoại biên.
3. Ảnh hưởng tiêu cực đến kiểm soát bệnh đái tháo đường
– Làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị:
– Rượu có thể tương tác với các thuốc điều trị đái tháo đường, làm giảm hoặc tăng tác dụng thuốc, gây nguy hiểm.
– Tăng nguy cơ viêm tụy:
– Tụy bị tổn thương sẽ làm suy giảm khả năng sản xuất insulin, khiến kiểm soát đường huyết càng khó khăn.
4. Kết luận
Người bệnh đái tháo đường type 2 nên hạn chế tối đa hoặc tránh uống bia rượu. Để tránh các biến chứng năng của bệnh đái tháo đường và các bệnh lý tại các cơ quan nội tạng.
Thứ hai: Tránh hút thuốc lá
Thuốc lá gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với người bệnh đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ biến chứng và khó kiểm soát đường huyết. Dưới đây là các tác hại chính:
1. Gây bệnh lý tim mạch
– Xơ vữa động mạch:
– Thuốc lá làm tăng cholesterol xấu (LDL), giảm cholesterol tốt (HDL), và gây tổn thương lớp nội mạc mạch máu. Điều này làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch.
– Huyết áp cao:
– Nicotine trong thuốc lá làm co mạch máu, tăng huyết áp và nhịp tim, làm tăng nguy nhồi máu cơ tim.
– Chậm lành vết thương:
– Thuốc lá làm giảm lưu thông máu và oxy đến các mô, khiến vết thương, đặc biệt là ở chân, khó lành hơn. Điều này làm tăng nguy cơ loét và cắt cụt chi ở người bệnh.
2. Làm nặng thêm biến chứng đái tháo đường
– Biến chứng thận:
– Thuốc lá làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận, đẩy nhanh quá trình suy thận, một biến chứng thường gặp của đái tháo đường.
– Biến chứng thần kinh:
– Hút thuốc làm giảm lưu lượng máu đến các dây thần kinh, tăng nguy cơ tổn thương thần kinh ngoại biên (gây đau, tê bì hoặc mất cảm giác).
– Biến chứng mắt:
– Tăng nguy cơ bệnh võng mạc tiểu đường do giảm oxy và lưu thông máu đến võng mạc.
– Suy giảm hệ miễn dịch:
– Người bệnh tiểu đường có hút thuốc lá nguy cơ nhiễm trùng cao hơn do hệ miễn dịch bị ức chế, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da, phổi hoặc đường tiết niệu.
3. Giảm khả năng kiểm soát đường huyết
-Tăng đề kháng insulin:
– Thuốc lá làm giảm khả năng của cơ thể sử dụng insulin hiệu quả, khiến đường huyết khó kiểm soát hơn.
– Rối loạn chuyển hóa:
– Hút thuốc gây mất cân bằng nội tiết và tăng viêm, làm rối loạn chuyển hóa glucose và chất béo.
4. Kết luận
Hút thuốc lá không chỉ làm nặng thêm tình trạng bệnh đái tháo đường mà còn đẩy nhanh quá trình phát triển các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là tim mạch, thận, thần kinh và mắt. Người bệnh đái tháo đường type 2 cần ngừng thuốc lá hoàn toàn để kiểm soát bệnh tốt hơn và giảm nguy cơ biến chứng.
Tránh căng thẳng, stress
Stress có tác động tiêu cực đến người bệnh đái tháo đường type 2, chủ yếu thông qua cơ chế rối loạn hormone và ảnh hưởng đến hành vi.
1. Rối loạn đường huyết
– Tăng đường huyết:
– Stress làm cơ thể sản sinh nhiều hormone như cortisol, nó kích thích gan giải phóng glucose vào máu làm đường huyết tăng cao.
– Đường huyết không ổn định
– Stress kéo dài làm mất cân bằng insulin và làm đường huyết dao động, từ tăng cao đến hạ thấp bất thường.
2. Gây khó khăn trong quản lý bệnh:
– Ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị:
– Stress thường dẫn đến lơ là việc uống thuốc, kiểm tra đường huyết và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.
– Thay đổi hành vi ăn uống:
– Stress có thể khiến bệnh nhân ăn uống không kiểm soát, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu đường và chất béo.
3. Tăng nguy cơ biến chứng
– Biến chứng tim mạch:
– Stress làm tăng huyết áp và nhịp tim, góp phần vào nguy cơ nhồi máu cơ tim.
-Biến chứng thần kinh:
– Stress có thể làm nặng thêm các triệu chứng của tổn thương thần kinh ngoại biên.
4. Ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe tâm lý
– Rối loạn giấc ngủ:
– Stress kéo dài làm khó ngủ hoặc ngủ không sâu, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng kiểm soát đường huyết.
-Trầm cảm và lo âu:
– Người bệnh có thể bị rơi vào vòng luẩn quẩn giữa stress, lo âu làm tình trạng bệnh năng hơn.
Kết luận
Stress không chỉ làm tăng đường huyết mà còn gây khó khăn trong việc tuân thủ điều trị và tăng nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường.
Bài viết của Bác Sĩ Gia Đình Sài Gòn